Lời giải công nghệ cho bài toán giúp việc thời 4.0
Theo thống kê dân số của Tổng cục Thống kê, trên địa bàn Hà Nội và TP HCM hiện có khoảng hơn 3,5 triệu hộ gia đình. Hơn 10% trong số này cần người giúp việc.
Khi đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ người giàu, người có thu nhập cao tăng lên, các hộ gia đình có nhu cầu tìm người tìm việc dự đoán sẽ còn tăng cao. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, cả nước chỉ có khoảng 250.000 lao động giúp việc nhà. Số lượng người giúp việc dự đoán sẽ chỉ tăng ít trong vài năm tới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu trên, chủ yếu đến từ việc nhiều người lao động không mặn mà với nghề giúp việc. Chị Minh Hằng (38 tuổi, Nam Định) đang làm giúp việc tại Nghĩa Tân, Cầu Giấy cho biết vẫn không khỏi mặc cảm: "Dù thu nhập cũng đủ sống, nhưng tôi ít khi kể với ai về nghề nghiệp của bản thân. Mọi người vẫn nghĩ giúp việc là nghề ở đợ, dành cho người nghèo, là làm công việc vặt".
Sự xuất hiện của các ứng dụng tìm giúp việc đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động trong nghề này. |
Mặc dù đã được công nhận là một nghề trong bộ luật Lao động năm 2012, nhiều lao động giúp việc và người sử dụng lao động giúp việc đều chưa nhận thức đầy đủ về nghề này, thậm chí không coi đây là một nghề. Điều này tạo ra rào cản tâm lý, khiến người lao động cảm thấy tự ti và không muốn gắn bó lâu dài với công việc mình đang làm.
Lương và các quyền lợi xã hội không được đảm bảo cũng là một rào cản khác. Chị Hằng cho biết, với khoảng 8 giờ làm việc mỗi ngày, mức thu nhập hàng tháng của chị là từ 5-6 triệu đồng. Hầu hết lao động giúp việc đều không được đóng bảo hiểm y tế đầy đủ. Thậm chí, nhiều trong số đó phải làm việc trong môi trường không an toàn và không được chủ nhà tôn trọng. Tình trạng lao động giúp việc bỏ nghề để tìm kiếm một công việc tốt hơn là chuyện không hiếm.
Để giải quyết tình trạng thiếu người lao động, nhiều đơn vị môi giới, giới thiệu người giúp việc cũng đã tăng cường tuyển dụng lao động để đáp ứng cầu từ thị trường. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp mang tính tức thời và chưa đảm bảo tính an toàn.
Đi tìm lời giải cho bài toán giúp việc
Từ năm 2016, nghề giúp việc tại Việt Nam chứng kiến những tín hiệu tích cực khi hàng loạt các ứng dụng giúp việc nhà theo giờ thông minh ra đời, giải quyết bài toán cung - cầu tồn tại trong nhiều năm qua.
Một mặt, các ứng dụng này cho phép người giúp việc chủ động hoàn toàn trong công việc. Họ được tự chọn thời gian, địa điểm làm việc, cũng như làm chủ được mức thu nhập cá nhân. Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình hoạt động cũng giúp các ứng dụng cắt giảm tối đa chi phí vận hành. Nhờ đó, người giúp việc được hỗ trợ mức lương cao hơn so với các mô hình truyền thống.
Ứng dụng giúp việc nhà theo giờ bTaskee là một ví dụ. Nhà sáng lập ứng dụng này cho biết, với mỗi giờ lao động, người giúp việc nhận được từ 51.000 - 61.000 đồng. Như vậy, chỉ cần làm khoảng 6 tiếng mỗi ngày là lao động giúp việc có thể kiếm được khoảng 300.000 đồng.
Mức thu nhập của một người giúp việc theo giờ được cải thiện hơn so với trước đây. Ảnh: bTaskee.com |
Mặt khác, công nghệ cũng góp phần nâng cao chất lượng người giúp việc cũng như thay đổi cái nhìn của xã hội đối với nghề này. Theo đó, chủ nhà và người giúp việc có thể đánh giá lẫn nhau qua ứng dụng. Người giúp việc có quyền từ chối làm việc nếu cảm thấy công việc không an toàn hoặc chủ nhà có những lời nói, hành vi thiếu tôn trọng. Điều này đảm bảo đem đến môi trường làm việc tốt hơn, giúp người giúp việc an tâm hơn khi làm nghề.
Ngoài ra, tính chất công việc làm theo giờ và thời gian linh động là những yếu tố khiến ứng dụng tìm giúp việc ngày càng thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi, thời vụ tại các thành phố lớn.
"Không chỉ mang lại lợi ích cho người dùng, ứng dụng còn tạo ra lượng công việc dồi dào với mức thu nhập ổn định cho nguồn lao động nữ, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam", sáng lập bTaskee.com khẳng định.
Phạm Vân
No comments