Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Bất Động Sản Sài Gòn

Breaking News

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính

Với hiệu ứng tạo ra bởi gương, không gian nội thất của ngôi nhà bọc kính được nhân bản, một số vị trí sẽ cho góc nhìn vô cực. Ngôi nhà thứ 2 có cây xanh bao bọc và che phủ xung quanh khiến ngôi nhà toàn kính như nằm giữa một khu rừng nhỏ.

Nhà bọc kính vô cực ở miền Tây

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 1.

Ngôi nhà diện tích 142 m2 là nơi ở của cặp vợ chồng trung niên tại thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú.

Ngôi nhà được cải tạo lại từ nhà cũ. Yêu cầu của gia chủ là có không gian sống với phong cách đơn giản, rộng thoáng, có nhiều diện tích trồng cây, nuôi cá. Đồng thời thiết kế mới phải giữ được thói quen sinh hoạt cũ của chủ nhà là thích nằm võng, ngoài ra có thêm khu vực phục vụ phòng khám bệnh tư nhân.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 2.

Mặt tiền công trình sử dụng hoàn toàn gạch kính, tạo hình uốn lượn theo dạng sóng, gợi nhớ sông nước miền Tây, giúp ngôi nhà một trệt một lầu như khoác lên mình chiếc áo lấp lánh.

Theo kiến trúc sư, với thiết kế này rất khó để người khác hiểu hết nét độc đáo của ngôi nhà nếu chỉ nhìn từ bên ngoài. Gạch kính còn đảm bảo sự riêng tư cho giải pháp không gian mở bên trong nhà những vẫn cung cấp đủ ánh sáng.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 3.

Vì mặt tiền chỉ dài 4,6m, hẹp và sâu nên vấn đề lớn nhất của công trình là thiếu ánh sáng. Để giải quyết vấn đề này, kiến trúc sư đã bố trí bốn giếng trời đan xen với không gian sinh hoạt, kết hợp các khoảng sân trước và sau giúp công trình vẫn đầy ánh sáng, gió trời.

Ngoài lưu thông không khí, dưới mỗi giếng trời đều được bố trí những mảnh vườn nhỏ, nhờ đó tạo cảm giác thư giãn cho chủ nhà, góp phần điều hòa tâm trạng người ở.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 4.

Ngôi nhà lấy cảm hứng thiết kế từ bộ phim hoạt hình CoCo của hãng Pixar. Bộ phim tập trung khai thác đề tài về tình cảm gia đình, sự kết nối giữa các thế hệ, các thành viên với nhau dù không cùng một thế giới.

Với cảm hứng này, kiến trúc sư mong muốn sáng tạo một cảm giác không gian mới, kết nối giữa không gian thực và ảo bằng nghệ thuật sắp đặt thông qua vật liệu gương.

Với hiệu ứng được tạo ra bởi gương lắp đặt xung quanh nhà, không gian được nhân bản để tạo cảm giác không gian rộng hơn thực tế. Từ hiệu ứng này, ở một số điểm nhìn sẽ cho góc nhìn vô cực.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 5.

Một số chi tiết trong nhà như vòm cửa sổ ở không gian đọc sách tầng hai thậm chí chỉ được tạo hình một nửa, khi gặp phản xạ của gương sẽ tạo ra chi tiết hoàn chỉnh.

Đây là thủ pháp để giải phóng không gian cho nhà phố có chiều ngang hẹp, giúp mở rộng không gian về mặt cảm giác đồng thời cũng mang tính ý niệm mà kiến trúc sư muốn truyền tải vào công trình.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 6.

Tại khu vực sinh hoạt chung, kiến trúc sư đã kết hợp bếp ăn thành một với thủ pháp vay mượn không gian. Đây là việc kết nối giữa hai không gian trong thiết kế nội thất nhằm tạo tính liên kết và tối ưu diện tích.

Bằng thủ pháp này mà không gian bếp ăn có thể mở rộng khi cần. Từ bàn ăn 6 ghế lên tới 18 ghế khi có đám tiệc hoặc tiếp khách đông cùng một lúc.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 7.

Tại khu vực sinh hoạt chung, kiến trúc sư đã kết hợp bếp ăn thành một với thủ pháp vay mượn không gian. Đây là việc kết nối giữa hai không gian trong thiết kế nội thất nhằm tạo tính liên kết và tối ưu diện tích.

Với diện tích hạn chế của khu đất nhưng chủ nhà có số lượng lớn cây xanh cũng như nhu cầu nuôi cá Koi nên kiến trúc sư đã lồng ghép các không gian lại với nhau thành một không gian chung. Hồ cá ngoài vai trò tạo cảnh quan còn kết hợp với giếng trời giúp cải thiện vi khí hậu cho ngôi nhà.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 8.

Sỏi trên mái kính là giải pháp làm cho ánh sáng được lọc bớt, giúp tán xạ ánh sáng vào trong nhà, mang lại hiệu ứng ánh sáng đẹp và phù hợp cho sinh hoạt bên dưới.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 9.

Gạch bông gió được sử dụng tại nhiều vị trí trong nhà và sân sau, làm tăng giá trị trang trí và cảm giác thông thoáng. Ngoài ra tác dụng của loại gạch này còn chặn được nước mưa từ bên ngoài, giúp gió đối lưu xuyên các phòng từ mặt tiền đến cuối nhà.

Cách lựa chọn và sắp xếp gạch bông gió cũng được kiến trúc sư cân nhắc để quay theo các hướng khác nhau, vừa tạo tính thẩm mỹ vừa thoát nước, thông gió hiệu quả.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 10.

Tại không gian riêng tư như phòng ngủ kết hợp phòng làm việc ở tầng hai, kiến trúc sư còn tạo cửa sổ từ gạch kính.

Ngoài tác dụng lấy nắng gió, kết nối giữa không gian trong nhà với bên ngoài, cửa sổ còn cho cho phép gia chủ thoải mái ngắm nhìn không gian phía dưới. Khi đóng lại, không gian bên trong dù kín đáo nhưng vẫn nhiều ánh sáng.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 11.

Tại phòng ngủ chính dưới tầng trệt, khu vườn nhỏ ngay dưới khoảng thông tầng khiến không gian phòng được kết nối trực tiếp với nắng gió bên ngoài.

Khu vực vệ sinh trong suốt bằng kính nằm giữa phòng, tạo cảm giác rộng rãi. Chủ nhân không cần lo lắng về vấn đề riêng tư, bởi chỉ có họ mới sử dụng khu vực vệ sinh này. Lớp kính đảm bảo kín để tránh mùi và nước bắn ra ngoài.

Ngôi nhà bọc kính giữa đồi cây

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 12.

Ngôi nhà hai tầng một lửng với diện tích 352 m2 nằm trên một sườn đồi ở phía tây TP Huế.

Khu vực xây dựng có địa thế thoải dần về phía trước, bao quanh là những khu vườn xanh mát. Nhóm kiến trúc sư đã lên ý tưởng về một ngôi nhà hiện đại với tầm nhìn thông thoáng, để hưởng trọn màu xanh cây cỏ và khí trời trong lành bên ngoài.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 13.

Ngôi nhà nằm tại vị trí cao nhất của khu đất và mở tầm nhìn cảnh quan ra phía chân đồi. Ý tưởng của kiến trúc sư là tạo ranh giới không rõ ràng mà ở đó con người cởi mở với thiên nhiên và thiên nhiên cũng tác động lại con người một cách cân bằng nhất.

Tầng hầm được mở ra bằng một lối đi được cắt dọc vào khu đất giúp các phương tiện giao thông có thể đi vào giữa công trình. Hai bên là lối đi bộ men theo triền dốc vào sảnh chính và sân BBQ.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 14.

Tầng một và tầng hai công trình gồm hai khối hộp xếp chồng lên nhau với nhiều khoảng trống đan xen giúp thông gió và lấy sáng. Không gian trong nhà được thiết kế với hướng mở tối đa ra bên ngoài để tận hưởng toàn bộ bối cảnh xung quanh.

Việc sử dụng vật liệu kính bao quanh nhà góp phần làm tăng tính kết nối của người sử dụng bên trong đối với các yếu tố tự nhiên và ngược lại. Các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng tương tác với nhau khi ở các không gian khác nhau.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 15.

Tầng lửng của công trình được hình thành từ sự chênh cao độ giữa tầng hầm và tầng một. Không gian này là một khoảng trống để làm sân chơi cũng như liên kết tầm nhìn từ dưới chân đồi vào trong nhà và ngược lại.

Tất cả các không gian của công trình đều thiết kế như những căn phòng không góc. Phần góc nhà đều là các tấm kính lớn hai mặt, mở rộng không gian kéo dài ra bên ngoài, khiến cho căn nhà như một phần của tự nhiên.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 16.

Khối tầng hai được mở rộng ra phía trên tầng lửng và tầng một giúp kiểm soát được các góc nắng và tạo vùng bóng râm cho khối phía dưới.

Vùng bóng râm giữa tầng hai và tầng lửng như một khoảng đệm không khí giúp thông gió và làm mát công trình.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 17.

Ngôi nhà dành một nửa diện tích cho khoảng không gian thông thoáng, giúp con người tiếp cận với thiên nhiên, và một nửa không gian còn lại dành cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Các không gian được kết nối bằng một chuỗi liên kết giữa cầu thang, hành lang, sân trong từ tầng một lên tầng hai, bao quanh lõi thông tầng nằm ở trung tâm nhà. Khoảng thông tầng lớn tạo đối lưu không khí làm mát và mở rộng góc nhìn từ trong nhà ra phía chân đồi.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 18.

Ngôi nhà được làm bằng kết cấu khung thép với lớp vỏ gồm: lớp cây dây leo phủ xanh mặt tiền, lớp vỏ bê tông nhẹ lắp ghép và lớp cửa nhôm kính.

Những tấm kính bọc bên ngoài cho phép người trong nhà tiếp cận thiên nhiên dễ dàng, đồng thời không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự ồn ã bên ngoài do cách âm tốt.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 19.

Để đảm bảo sự thoáng đãng, nội thất của nhà được thiết kế tối giản với màu chủ đạo là màu gỗ. Do hạn chế màu sắc, ánh sáng được xem như một thành phần trang trí nhằm tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ, đồng thời đem tới cảm giác thư thái cho gia chủ.

Có thể nhìn xuyên thấu từ phòng này sang phòng khác, khung cảnh rợp bóng cây xanh và ánh nắng xuyên qua, ngôi nhà như hòa làm một với không gian sống bên ngoài.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 20.

Những cửa sổ kính kéo dài từ sàn đến trần cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào không gian nội thất, khiến người sống trong nhà như được bao bọc bởi thiên nhiên xanh mát.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 21.

Hành lang với mặt tiền được phủ bởi dây leo dọc theo mái che giúp tiết chế nắng gắt hiệu quả. Mặt tiền xanh cũng tạo sự riêng tư cho không gian bên trong, có tác dụng lọc ánh sáng và làm giảm bức xạ nhiệt mặt trời từ hướng Tây.

Cùng khám phá 2 kiểu nhà bọc kính - Ảnh 22.

Mỗi khu vực trong nhà đều được tính toán cẩn thận sao cho cân bằng giữa ánh sáng tự nhiên và không gian riêng tư. Giường ngủ của em bé được đặt ở vị trí với lượng ánh sáng ít hơn không gian khác.

No comments

Phan Mem Bao Mat Windows / Thoi Trang Nam / Bat Dong San Sai Gon / Dung Cu Cat