An Giang: TP Châu Đốc đứng trước cơ hội bứt phá
Thông tin xây cầu Châu Đốc thay cho phà Châu Giang đang tạo cho thị trường bất động sản tại khu vực TP Châu Đốc, tỉnh An Giang chuyển động đáng chú ý.
Đã hết thời "qua sông thì phải lụy đò"
Không riêng gì cầu Châu Đốc, những cây cầu đều mang ý nghĩa hết sức to lớn đối với người dân cũng như nền kinh tế của các khu vực thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Vốn là địa hình đặc trưng sông nước bao quanh, trước đây, cuộc sống người dân vùng ĐBSCL luôn gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, phương tiện chủ yếu là những chuyến phà, đò ngang. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những cây cầu hàng nghìn tỷ đồng đã chắp cánh nền kinh tế của vùng vươn cao, cải thiện đời sống của người dân.
Không đơn thuần là kết nối giao thông, những cây cầu hình thành mang ý nghĩa đặc biệt to lớn, sự hoành tráng của những cây cầu vừa vươn mình ngạo nghễ giữa trời mây sông nước, như biểu tượng của một sức vóc đang lớn dậy từng ngày, vừa kết nối các vùng đất, thiết lập những mối quan hệ mới.
Phà Châu Giang sẽ được thay thế bởi cầu Châu Đốc, giúp TP Châu Đốc phát triển mạnh mẽ
Đơn cử như cầu Mỹ Thuận, cây cầu nối 2 bờ sông Tiền, nối tiếp những mong mỏi và hy vọng từ bao đời của người dân vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó đem lại giá trị thiết yếu về mặt giao thông kinh tế, là kiến trúc nổi bật, thúc đẩy giao thương, dịch vụ du lịch.
Hay cầu Rạch Miễu nối liền TP Mỹ Tho (Tiền Giang) với tỉnh Bến Tre, cây cầu đã phá thế ốc đảo của vùng Bến Tre giúp rút ngắn thời gian đi với với TP HCM cũng như các vùng lân cận so với đi phà trước đó. Và còn nhiều những cây cầu khác như: Vàm Cống, Cao Lãnh, Năm Căn, Cần Thơ…, tất cả đã và đang góp phần giúp cho vùng đất "Chín Rồng" giàu tiềm năng cất cánh.
Bên cạnh những cây cầu, nhiều tuyến đường nối ĐBSCL với TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ cũng trong lộ trình được đầu tư. Theo đó, trong giai đoạn năm 2021 - 2025, tổng số vốn được rót vào khu vực này sẽ đạt xấp xỉ 388.000 tỷ đồng: gồm 1.000km đường bộ, hơn 15.000km đường biển, gần 60 cảng thủy nội địa và 2 cảng biển nước sâu.
Trước những thay đổi lớn về bức tranh hạ tầng, người dân vùng ĐBSCL sẽ không còn những ngày tháng "lụy đò". Nhà đầu tư dễ dàng chạm đến thị trường giàu tiềm năng nhờ lưu thông nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Phá thế "ốc đảo" cho TP Châu Đốc
Hòa chung đà phát triển của vùng, TP Châu Đốc đã được khơi thông hạ tầng nhờ dự án cầu Châu Đốc, đây là dự án sẽ thay thế cho phà Châu Giang thuộc dự án Xây dựng đường liên kết vùng từ thị xã Tân Châu đến TP Châu Đốc, kết nối tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp.
Dựu án có tổng chiều dài 667m, rộng 14m với 4 làn xe, dự kiến khi hình thành sẽ góp phần thông tuyến Quốc lộ N1 kết nối theo trục ngang của các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới (Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang) và hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng, từ đó sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Châu Đốc, thị xã Tân Châu đến TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tỉnh An Giang, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới Tây Nam.
Tiện ích công viên Nhật trong khu đô thị Phúc An Asuka
Ngoài cầu Châu Đốc, còn có công trình cầu Mương Tri dài 33,4m và cầu Thần Nông dài 33,4m. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 2.131 tỉ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh An Giang. Thời gian thực hiện dự án 33 tháng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2024.
TP Châu Đốc là thị trường mới nổi, giàu giá trị đầu tư về bất động sản, dịch vụ du lịch. Trước sự khơi thông về hạ tầng, nơi đây đang thu hút nhà đầu tư lớn như Trần Anh Group để tập trung phát triển các sản phẩm nhà ở.
Sự góp mặt của Trần Anh Group đã đem lại màu sắc mới về phong cách nhà ở, điểm lưu trú cho TP Châu Đốc. Thông qua dự án khu đô thị Phúc An Asuka, nhà đầu tư cá nhân có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường tiềm năng về dịch vụ du lịch. Được biết, Phúc An Asuka có quy mô hơn 100ha, tọa lạc ngay mặt tiền QL91, trung tâm thành phố. Sở hữu những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản cùng hơn 20 tiện ích nội khu nổi bật, khu đô thị là điểm sáng để sở hữu.
"Khi cầu Châu Đốc hình thành, không chỉ khơi thông về hạ tầng mà kinh tế người dân khu vực cũng được nâng lên nhờ giao thương nhanh chóng. Đồng thời, khách du lịch sẽ không ngần ngại đến đây để tham quan cũng như thăm viếng các điểm nổi tiếng. Vừa rút ngắn thời gian, vừa tiết kiệm chi phí. Đây là lý do để bất động sản thăng hoa", đại diện Trân Anh Group chia sẻ.
Đơn vị phát triển: Trần Anh Group!
No comments