Breaking News

Gần nghìn khối bê tông trái phép sừng sững mọc trên núi

Cơ quan chức năng đã phát hiện hàng trăm biệt thự, chung cư mọc lên trên một ngọn núi - vùng đất vốn có cây trồng xanh tươi. 

Khi hành khách đi máy bay qua núi Changyao ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ nhìn thấy công trường xây dựng khổng lồ trên vùng đất từng xanh tươi cách đây hơn 1 thập kỷ.

Sườn đồi trên bờ đông của hồ Dianchi là thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là nơi có nhiều loại động vật hoang dã gồm sóc, sói, gấu và các loài chim. Bây giờ, nó đã bị biến thành "núi bê tông" với những cần cẩu sừng sững trên hàng chục căn biệt thự đang xây dở dang như những chiếc hộp bê tông, xung quanh là các chung cư đã hoàn thiện. 

Choáng ngợp với gần nghìn khối bê tông trái phép sừng sững mọc trên núi
"Núi bê tông" sừng sững mọc lên lấy đi màu xanh của khu vực núi Chaoyang

Vụ việc được đưa ra ánh sáng hồi tháng 5 vừa qua, khi thanh tra môi trường phát hiện 813 biệt thự và 294 căn hộ xây dựng trái phép trên sườn núi chiếm 230ha đất tương đương 92% diện tích.

Tính đến cuối tháng 5, ít nhất 47 biệt thự đã bị phá bỏ, 38 biệt thự khác đã hoàn thiện bị dỡ. Các quan chức địa phương cho biết thời hạn để hoàn thành việc phá bỏ các công trình trái phép là tháng 9, đồng thời phải trồng lại cây xanh để khôi phục hệ sinh thái.

Các chuyên gia bảo vệ môi trường cho biết, nước quanh hồ Dianchi bị ô nhiễm do hoạt động khai thác đá, khai thác mỏ và sản xuất hóa chất hồi những năm 1980.

Choáng ngợp với gần nghìn khối bê tông trái phép sừng sững mọc trên núi
Toàn cảnh khu vực núi Changyao (tỉnh Vân Nam) với gần nghìn biệt thự, chung cư trái phép 

“Nước của hồ Dianchi rất sạch, có tôm cá, dần bị ô nhiễm do các nhà máy hóa chất được xây dựng dọc theo hồ vào những năm 1990”, một nhà môi trường địa phương cho biết. 

Theo chuyên gia này, chất lượng nước ở hồ Dianchi đã giảm xuống dưới mức V - mức thấp nhất trong tiêu chuẩn an toàn nước của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là nguồn nước không phù hợp dùng cho nông nghiệp và công nghiệp hồi những năm 1980. Trong những năm 1990, hồ này là một trong những vùng nước ô nhiễm nhất ở quốc gia này.

Chính quyền địa phương đã đóng cửa nhiều nhà máy hồi những năm 2000 để nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm. Nhưng lúc đó các nhà phát triển bất động sản bắt đầu làn sóng xây dựng.

"Côn Minh có khí hậu tốt và cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, đó là lý do vì sao thu hút khách du lịch từ khắp nơi gồm cả những người muốn mua nhà", một chuyên gia môi trường ở Côn Minh, Vân Nam cho hay. 

Người dân địa phương vui mừng với sự giàu có mà bất động sản mang lại, song không lường trước những hậu quả không mong muốn. "Các quan chức địa phương muốn phát triển kinh tế và bất động sản là cách có lợi nhất, nhưng họ cần cân bằng giữa phát triển và bảo tồn", chuyên gia này nói.

Choáng ngợp với gần nghìn khối bê tông trái phép sừng sững mọc trên núi
Choáng ngợp với gần nghìn khối bê tông trái phép sừng sững mọc trên núi
Phát triển kinh tế và bất động sản là cách có lợi nhưng cần cân bằng giữa phát triển và bảo tồn

Ông Gusu - nhà khoa học chính trị tại đại học Nam Kinh cho biết, những vấn đề như vậy là phổ biến. "Vấn đề xây dựng trái phép luôn tồn tại vì những lợi ích to lớn liên quan và các quan chức địa phương có sự nghiệp của họ gắn liền với tăng trưởng kinh tế, điều này tạo động lực lớn để đặt tăng trưởng trên mọi thứ khác", ông nói. 

Vị này cũng cho rằng: "Không quan trọng dự án là khu du lịch, nhà máy gây ô nhiễm hay bất động sản, các nhà phát triển có thể bắt đầu xây dựng khi nhận được sự chấp thuận của các quan chức, rất khó để các cơ quan môi trường địa phương ngăn cản".

Khi các thanh tra môi trường từ trung ương đến Vân Nam hồi năm 2016, họ chỉ ra dự án bất động sản trên núi Changyao đã xâm phạm vào khu bảo tồn chính, nhưng sự can thiệp này không đủ để dừng việc xây dựng. 

Hai năm sau đó, hơn 160 biệt thự được xây dựng trong khu bảo tồn thứ cấp, đồng thời các quy định của địa phương đã được thay đổi cho phép phát triển các công trình “phục vụ mục đích du lịch, giải trí và văn hóa” trong khu bảo tồn thứ cấp.

Cho nên, Kunming Northstar Group - một công ty bất động sản lớn ở Vân Nam đã xây dựng 437 biệt thự trong khu vực với tên là “nhà chăm sóc sức khỏe và nhà an dưỡng”. Khi vụ việc được đưa ra ánh sáng vào tháng trước, quan chức cấp cao nhất phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu Khu du lịch Quốc gia hồ Dianchi, không có quan chức nào của thành phố hay nhà đầu tư bị đổ lỗi.

Zhang Zhengxiang, một nhà môi trường ở Vân Nam đã chống ô nhiễm khu vực hồ Dianchi trong 4 thập kỷ cho hay, ông rất đau buồn trước sự tàn phá ở núi Changyao.

Dự án bất động sản này là một phần của chương trình "Vân Nam sắc màu"  - một sáng kiến du lịch có tổng vốn đầu tư 22 tỷ nhân dân tệ trên diện tích 1.067 ha. Theo ông Zhang, có 30.000 người dân địa phương đã phải rời nhà cửa để dọn đường cho việc xây dựng cơ sở du lịch, nhà ở mới và công viên ngập nước. Ông đến địa điểm này 3 ngày 1 lần để chứng kiến và ghi lại việc phá hủy và gửi đến cơ quan chức năng nhưng chẳng được gì. 

“Các quan chức tỉnh Vân Nam và thành phố Côn Minh sống gần hồ. Tại sao họ đợi đến khi núi trở thành 'núi bê tông' và các thanh tra môi trường đến để ngăn chặn việc phá hủy?", ông Zhang đặt câu hỏi 

Hồi năm 2018, lãnh đạo tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc từng vướng vào bê bối liên quan đến việc xây dựng bất hợp pháp trong khu bảo tồn thiên nhiên. Các quan chức đã chống lại lệnh của Chủ tịch Tập Cận Bình phá dỡ các biệt thự nghỉ dưỡng. Sau đó, cựu bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây  Zhao Zhengyong bị kết tội nhận hối lộ 89 triệu USD từ các công ty bất động sản và vừa bị tuyên án tử hình vào năm ngoái.

Diệu Quỳnh  (Theo SCMP)

Xây hơn 6.000m2 không phép giữa thủ đô, phạt chủ đầu tư 40 triệu đồng

Xây hơn 6.000m2 không phép giữa thủ đô, phạt chủ đầu tư 40 triệu đồng

Thi công hơn 6.000m2 không phép chủ đầu tư dự án An Lạc Green Symphopy là Công ty An Lạc do ông Nguyễn Trọng Thông làm Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật bị UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) phạt 40 triệu đồng.

No comments

Phan Mem Bao Mat Windows / Thoi Trang Nam / Bat Dong San Sai Gon / Dung Cu Cat