Breaking News

Thương vụ triệu USD giữa Matsumoto KiYoshi và Lotus Group

Đại diện Matsumoto KiYoshi gọi đây là thời điểm vàng để chinh phục "miếng bánh" thị trường 2,35 tỷ USD, dù là người đến sau

Sở hữu 1.654 cửa hàng Nhật Bản, cùng chuỗi khác tại Thái Lan và Đài Loan, Matsumoto KiYoshi - ông lớn ngành dược mỹ phẩm Nhật Bản tiếp tục tham vọng tại thị trường mới Việt Nam. Liên doanh Matsumoto KiYoshi Việt Nam giữa Matsumoto Kiyosgu và Lotus Group đặt mục tiêu phát triển chuỗi 10-15 cửa hàng flagship trong vòng 3-5 năm và hàng trăm cửa hàng về dài hạn. 

polyad

Đại diện Matsumoto KiYoshi và Lotus Food Group tại sự kiện ký kết.

'Miếng bánh' thị trường trị giá 2,35 tỷ USD

Một số khảo sát, nghiên cứu cho thấy, dư địa của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam còn rất lớn nếu so sánh với thế giới. 

Công ty nghiên cứu thị trường tại Anh - Mintel ước tính, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam đang trị giá khoảng 2,35 tỷ USD, dự kiến tăng trưởng khoảng 15-20% mỗi năm trong 10 năm tới. Thế hệ tiêu dùng trẻ quan tâm đến nhu cầu trang điểm và chăm sóc da hơn, kể cả nam giới.

Thị trường tỷ USD là lý do thu hút nhiều tên tuổi kinh doanh chuỗi dược, mỹ phẩm tại Việt Nam các thập niên gần đây, chưa kể thị trường hàng xách tay hoặc nhập lậu qua đường tiểu ngạch.

Chiến lược của 'ông lớn' Nhật Bản

Tuy xuất hiện sau các chuỗi cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm đầu tiên tại Việt Nam gần hai thập niên, đại diện Matsumoto KiYoshi khẳng định, đây là "thời điểm vàng", hội tụ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để đón đầu thị trường giai đoạn mới.

"Sự xuất hiện của là Matsumoto KiYoshi hứa hẹn sẽ tác động mạnh đến bức tranh thị trường cũng như thói quen mua sắm của người tiêu dùng", đại diện chuỗi dược mỹ phẩm khẳng định.

polyad

Ông Hiroki Miyaoka (giữa), bà Lê Vân Mây

Lý giải về "thời điểm vàng", đại diện hãng cho biết: "So với cách đây 10 năm, người Việt Nam hiện nay đã quen với dòng sản phẩm nhập khẩu và phương thức mua sắm hiện đại".

Về mặt "thiên thời", theo ông, người tiêu dùng hiện đại quan tâm về thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ khi lựa chọn các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và làm đẹp. Sự định hình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho truyền thông, định hướng người tiêu dùng ngay từ đầu, một lợi thế so với việc gia nhập thị trường non trẻ.

"Matsumoto KiYoshi sẽ trở thành chuỗi cửa hàng mà người tiêu dùng Việt muốn ghé mỗi tuần một lần, tìm mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp với giá cả phải chăng", đại diện Matsumoto KiYoshi Holdings tuyên bố.

Thiện cảm của người Việt Nam dành cho các sản phẩm sản xuất tại Nhật Bản được coi là mặt "địa lợi". Theo thống kê, Nhật Bản đang nắm giữ khoảng 17% doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam, đứng thứ ba sau Hàn Quốc và EU.

Khảo sát do Matsumoto KiYoshi tiến hành trên chuỗi cửa hàng của mình cũng cho thấy, từ năm 2017 đến nay, đã có khoảng 389.000 khách hàng Việt Nam du lịch tại Nhật Bản đến mua sắm tại các cửa hàng của Matsumoto KiYoshi. Tỷ lệ khách Việt Nam tăng trung bình 156% mỗi năm, với mặt hàng ưa chuộng nhất là thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

"Khi biết chúng tôi chuẩn bị mở cửa hàng, rất nhiều khách hàng Việt Nam đã vui mừng và khích lệ", ông Kiyoo Matsumoto - Chủ tịch Tập Đoàn Matsumoto KiYoshi Holdings cho biết. 

polyad

Bà Lê Vân Mây phát biểu tại sự kiện.

Còn theo bà Lê Vân Mây, Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Lotus Food Group, yếu tố "nhân hòa" đến từ nội lực mạnh mẽ của tập đoàn với hơn 20 năm kinh nghiệm phân phối hàng tiêu dùng Nhật Bản tại thị trường Việt Nam. Theo đó, chiến lược hàng đầu mà đơn vị đề ra là phải chiếm được niềm tin người tiêu dùng.

"Điều đó bao gồm chính sách bán hàng chính hãng, nguồn gốc rõ ràng, giá hợp lý và khả năng am hiểu thị trường... Trong quá trình hợp tác, chúng tôi cũng sẽ tuân thủ tối đa các nguyên tắc trong khâu lựa chọn, kiểm tra nguồn hàng. Đây là vấn đề quan trọng nhất, quyết định hoàn toàn thắng - thua trong cuộc chiến giữa các nhà bán lẻ dược mỹ phẩm.", bà Mây nhấn mạnh.

Giá bán cũng là một trong những chính sách Matsumoto KiYoshi Việt Nam chú trọng. Đại diện doanh nghiệp cho biết sẽ cân nhắc kỹ mức giá và cân chỉnh mức cho phù hợp với thu nhập của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.

Phong Vân

No comments

Phan Mem Bao Mat Windows / Thoi Trang Nam / Bat Dong San Sai Gon / Dung Cu Cat