ABBank ra mắt sản phẩm quản trị tài chính SMEs
Theo đại diện ABBank, sản phẩm mới nằm trong chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs.
Cụ thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) dùng gói "Dịch vụ chuyển tiền trọn gói" có thể thực hiện các giao dịch trong và ngoài hệ thống ABBank trên tất các các kênh: Chuyển tiền tại quầy; Chuyển tiền trên online banking; Nộp thuế điện tử và nộp thuế hải quan điện tử. Đồng thời khách hàng được miễn phí chuyển tiền trên toàn quốc trong suốt thời gian sử dụng gói dịch vụ.
Nhân viên của ABBank. |
Khi doanh nghiệp SMEs sử dụng "Dịch vụ chuyển tiền trọn gói", có thể lựa chọn hình thức và ngân sách phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty như: Gói 3 tháng với mức giá 1,5 triệu đồng; Gói 6 tháng với giá 2,5 triệu đồng (giá chưa bao gồm thuế GTGT).
Ông Phạm Duy Hiếu, Quyền Tổng giám đốc ABBank cho biết, ngoài việc hỗ trợ khách hàng SMEs trong quản trị hiệu quả dòng tiền kinh doanh, tiết kiệm chi phí giao dịch, đây còn là giải pháp tài chính tiện ích đối với các doanh nghiệp đang quen sử dụng tiền mặt và quản trị tài chính theo hướng gia đình. Đồng thời là tiền đề cho doanh nghiệp có điều kiện vay vốn trong tương lai.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng triển khai chương trình "Song hành bứt phá" ưu đãi lãi suất cho vay từ nay đến hết 31/12, với hạn mức ưu đãi cho vay lên đến 4.000 tỷ đồng và lãi suất chỉ từ 7,8% một năm trong 3 tháng đầu hoặc từ 8,3% một năm trong 6 tháng dành cho khách hàng SMEs có doanh thu năm gần nhất tối đa là 200 tỷ đồng.
Lãnh đạo ABBank cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực mang đến nhiều dịch vụ tài chính kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận những kênh đầu tư hiệu quả, gia tăng cơ hội và lợi ích tài chính.
Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp, tạo ra 63% số lượng việc làm và đóng góp 45% GDP cả nước. Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách cho cộng đồng SMEs, trong đó Quỹ Bảo lãnh Tín dụng ra đời, giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay kể cả khi không có tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đại bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là các startup gặp khó khăn trong hoạt động quản lý tài chính, bởi chế độ hạch toán, kế toán thiếu chuẩn mực; báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy và thường không có kiểm toán độc lập. Ngoài ra, nền tảng tài chính của các công ty chưa đủ vững mạnh, lợi nhuận chưa đạt được điểm hòa vốn, dẫn đến khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Việc quản lý dòng tiền và chi phí tài chính có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay vốn.
Minh Chi
No comments