Breaking News

Triết lý 'xa xỉ cho mọi người' của đồng hồ Citizen

Thiết kế tối giản, giá thành phổ thông

Citizen thành lập năm 1918, tiền thân là viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha. Tên Citizen do ông Shimpei Goto sáng tạo - thị trưởng Tokyo thời ấy - với hy vọng đồng hồ không còn là món đồ xa xỉ, mà phổ biến với mọi người trên thế giới.

Với mục tiêu này, hãng không sản xuất các mẫu đắt đỏ, nạm kim cương hay ứng dụng kỹ thuật chế tác cổ phức tạp. Các cỗ máy thời gian có diện mạo đơn giản, vỏ kim loại mỏng nhẹ, mặt số dễ đọc và ít phá cách. Nhà sản xuất đưa ra mức giá phổ thông 5-10 triệu đồng, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

"Chúng tôi không có tuổi đời hàng trăm năm, không có những kỹ thuật chế tác của Thụy Sỹ như đồng hồ điểm chuông, đồng hồ tourbillon mà họ từng có trong lịch sử", ông Kyosuke Hiramatsu - Giám đốc Citizen khu vực châu Á - cho biết. Theo ông, con đường phát triển của Citizen không nhằm lưu giữ, phát triển kỹ thuật truyền thống, mà tiên phong trong ngành công nghệ, biết tiết chế trong thiết kế để phù hợp với nhiều thế hệ, độ tuổi và bền bỉ với thời gian.

Không chú trọng diện mạo bắt mắt, chạm trổ nhiều họa tiết, thương hiệu xứ Phù Tang coi trọng yếu tố bền vững, tính chính xác và hữu dụng. Nhiều tín đồ thời trang đánh giá chất lượng đồng hồ của hãng vượt trội so với giá thành. Công nghệ hiện đại được Citizen trang bị cho mỗi cỗ máy quartz là yếu tố hiếm mà hãng đồng hồ đầu tư cho một mẫu có mức giá phổ thông, nhận nhiều quận quan của dùng trên diễn đàn đồng hồ.

Kết

Mỗi mẫu sản phẩm của Citizen giá vừa phải nhưng trang bị công nghệ hiện đại, bền bỉ.

Liên tục sáng tạo, cải tiến công nghệ

Thành lập từ 1918, vươn nhánh ra toàn cầu giai đoạn 1936-1950, tuy nhiên tới năm 1970, Citizen mới thực sự chuyển mình khi công bố chiếc đồng hồ Titanium đầu tiên trên thế giới, mẫu X-8 Chronometer quartz. Hợp kim Titanium để chế tạo lớp vỏ đồng hồ có đặc điểm bền, nhẹ, chống xước, không bị ăn mòn, thoải mái cho người đeo.

Sau bốn thập kỷ nghiên cứu và phát triển, hiện Citizen đã cải tiến vật liệu này thành hợp chất Super TitaniumTM. Hãng áp dụng công nghệ mạ ion độc quyền, giúp hợp chất có độ cứng gấp năm lần thép không gỉ, nhưng trọng lượng nhẹ hơn 40%.

Năm 1976, Citizen giới thiệu dòng đồng hồ sử dụng công nghệ ánh sáng. Theo đó, công nghệ Eco Drive ứng dụng năng lượng ánh sáng thay thế pin để vận hành đồng hồ, giảm thiểu thải chất gây ô nhiễm môi trường. Eco-Drive giúp đồng hồ có thể hoạt động liên tục 6 tháng trong bóng tối nếu pin đã được sạc đầy. Việc phát triển công nghệ dựa trên nguồn năng lượng sạch, thân thiện tự nhiên của Citizen có từ 1973, trong khi xu hướng Sustainable Luxury (sản phẩm cao cấp bền vững) của các thương hiệu sản xuất hàng xa xỉ mới thịnh hành vài năm gần đây.

Kết

Các cỗ máy thời gian có diện mạo đơn giản, vỏ kim loại mỏng nhẹ, mặt số dễ đọc và ít phá cách.

Trước đó, năm 1993, Citizen cũng chú trọng ứng dụng công nghệ Radio-Controlled, tăng cường khả năng đồng bộ ngày, giờ khi đến từng địa phương qua sóng radio. Những chiếc đồng hồ Radio-Controlled có thể bắt tín hiệu vô tuyến từ bốn đài phát thanh lớn nhất thế giới gồm Đức, Nhật, Trung Quốc, Mỹ, trong bán kính 2.000 km. Thời gian nhận sóng radio thực hiện vào 2h và 16h mỗi ngày, tự động điều chỉnh giờ và lịch cho đúng thời gian thực. Theo ông Kyosuke Hiramatsu, mức sai số của chúng dao động ± 1 giây/10.000 năm.

Năm 2003, sau khi sử dụng thêm công nghệ Eco- Drive, dòng đồng hồ Radio-Controlled được thiết kế lại, ăng-ten thu gọn, giảm năng lượng tiêu thụ, tiện lợi cho người thường xuyên phải di chuyển qua nhiều múi giờ địa lý. Hiện đồng hồ tự động bắt tín hiệu vô tuyến chạy bằng năng lượng ánh sáng là đại diện cho dòng cao cấp, sử dụng công nghệ cốt lõi của hãng.

Sự ra đời của Eco-Drive đã tạo nền tảng vững chắc để Citizen tiếp tục khai phá hướng đi mới. Năm 2011, hãng áp dụng công nghệ Satellite Wave GPS trong mẫu Citizen Eco-drive Satellite Wave, mang về danh hiệu đồng hồ sử dụng năng lượng ánh sáng đầu tiên trên thế giới có khả năng thiết lập thời gian bằng GPS (vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu).

Phạm vi phủ sóng vệ tinh của Citizen trải rộng tới 38 múi giờ, sóng vệ tinh phát tới đồng hồ trong khoảng cách 20.000 km (tính từ mặt đất). Dù đang ở sa mạc, trên đỉnh núi tuyết hoặc ngoài biển, đồng hồ luôn có thể hiệu chỉnh giờ chính xác. Năm 2015, hãng tiếp tục cải tiến, việc cập nhật thời gian rút ngắn từ 5 giây còn 3 giây.

Kết

Các mẫu đồng hồ Citizen có độ bền cao, chính xác, tiện ích, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, hữu dụng với mọi người.

Không ngừng phát triển công nghệ, mở rộng thị trường, từ một hãng đồng hồ thực nghiệm, hiện Citizen được xếp vào nhóm công ty công nghiệp lớn ở Nhật Bản, với 80 công ty con trải khắp 5 châu lục.

Năm 2001, Citizen sản xuất 308 triệu chiếc đồng hồ và máy đồng hồ, chiếm một phần số lượng đồng hồ phát hành toàn thế giới. Giấc mơ biến đồng hồ thành món đồ phổ biến với mọi người trong buổi đầu thành lập của Citizen đã được hiện thực hóa.

Với Citizen, định nghĩa sự xa xỉ không xác lập theo tiêu chí về mức giá đắt đỏ, vỏ nạm kim cương, mạ vàng mà ở nội tại, chất lượng của mỗi chiếc đồng hồ. "Bền bỉ, chính xác, tiện ích, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, hữu dụng với mọi đối tượng... là yếu tố được Citizen phát huy hơn một trăm năm qua", đại diện thương hiệu nói.

No comments

Phan Mem Bao Mat Windows / Thoi Trang Nam / Bat Dong San Sai Gon / Dung Cu Cat