Breaking News

Tham vọng số hóa nhân dân tệ của Trung Quốc

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) gấp rút ra đời đồng tiền số của nhân dân tệ không chỉ vì vấn đề tiền tệ mà là câu chuyện về chủ quyền.

PBOC đã sẵn sàng trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên phát hành phiên bản kỹ thuật số của đồng nhân dân tệ, để tìm cách theo kịp và kiểm soát nền kinh tế đang số hóa nhanh chóng.

Dự án được khởi xướng bởi cựu Thống đốc PBOC Zhou Xiaochuan (Chu Tiểu Xuyên) với mong muốn bảo vệ Trung Quốc khỏi việc phải áp dụng một tiêu chuẩn mới cho các loại tiền mã hóa như Bitcoin, vốn được thiết kế và vận hành bởi một bên khác ngoài Chính phủ. Hiện nay, Trung Quốc cấm trao đổi tiền mã hóa trong bối cảnh nỗ lực để làm sạch rủi ro trong hệ thống tài chính. Còn với đồng tiền số quốc gia, Ngân hàng trung ương có khả năng theo dõi khi nó đổi chủ và điều này có lợi trong việc phòng chống rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác.

Do đó, PBOC không muốn chọn những đồng tiền mã hóa kiểu Bitcoin, Ethereum... mà chọn tiền số có giá trị ổn định như đồng nhân dân tệ (CNY). Tiền mã hóa giúp giao dịch chuyển khoản ẩn danh mà không cần bên thứ ba trung gian hoặc các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, sự biến động "thiếu kiểm soát" về giá trị khiến cho tiền mã hóa không được sử dụng làm phương tiện thanh toán.

Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ triển khai tiền số sau khi Facebook công bố ra mắt đồng tiền kỹ thuật số Libra vào năm 2020. Sự xuất hiện của Libra có thể tăng sức mạnh cho USD có thể phá hỏng tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Mặc dù Libra vẫn chưa ra mắt, giới quan chức Trung Quốc đã kêu gọi các cơ quan tiền tệ giám sát nó.

Bên ngoài Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg. 

Bên ngoài Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg. 

Ông Mu Changchun cho biết, ngân hàng muốn sự cân bằng giữa tính ẩn danh và sự cần thiết trấn áp tội phạm tài chính, nhưng chưa rõ điều mà ông nói có ý nghĩa gì. Hiện nay, ngân hàng không thể tiếp cận hoàn toàn với thông tin của người dùng, nhưng thông qua ví điện tử riêng lẻ, tiền số sẽ mở ra một "cánh cửa" mới để nhà điều hành tiếp cận cuộc sống của họ.

PBOC đã nghiên cứu về tiền số từ năm 2014 và tuyển đội ngũ nhân sự đang làm việc cho dự án. Từ tháng trước, Phó giám đốc bộ phận thanh toán của PBOC, ông Mu Changchun cho biết tiền số đã sẵn sàng ra mắt và sẽ thí điểm nghiên cứu tại Thâm Quyến như một phần trong kế hoạch xây dựng Thâm Quyến trở thành thành phố kiểu mẫu.

Tạp chí tài chính Forbes (Mỹ) dẫn nguồn tin cho biết loại tiền này có thể sẵn sàng sau ngày 11/11 -  ngày hội mua sắm lễ độc thân ở Trung Quốc.

Về mặt kỹ thuật, một số người băn khoăn liệu công nghệ Blockchain có được PBOC áp dụng đối với giao dịch loại tiền này hay không. Tuy nhiên, theo một quan chức của PBOC, nhu cầu thanh toán trong ngày gala mua sắm hàng năm của Trung Quốc năm 2018 có lúc lên tới 92.771 giao dịch mỗi giây, vượt xa khả năng Blockchain có thể hỗ trợ.

Quan chức của PBOC cho biết tiền số có thể sử dụng trên ví điện tử của các ngân hàng cũng như trên các nền tảng thanh toán lớn như Alipay và WeChat Pay. Trung Quốc đang dần trở thành một xã hội không tiền mặt. Ngay cả những người bán đồ ăn vỉa hè ở các thị trấn nhỏ cũng thích sử dụng ứng dụng thanh toán di động hơn là tiền mặt. Trong ba tháng đầu năm 2019, các ứng dụng này đã xử lý khoảng 59.000 tỷ CNY (8.300 tỷ USD) giao dịch tại Trung Quốc, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, theo công ty nghiên cứu Analysys. Trong đó, một nửa số tiền này được thực hiện qua Alipay của Ant Financial, một phần ba là qua WeChat Pay của Tencent.

Với sự ra mắt của loại tiền số, Bloomberg nhận định nó chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng chủ yếu là về vấn đề kế toán. Loại tiền số này phải được tách biệt với tiền tiết kiệm thông thường, bởi vì nó đại diện cho tiền trong lưu thông thực tế, không phải là tiền gửi không kỳ hạn. Ngân hàng thương mại sẽ phải ký gửi 100% giá trị dự trữ tại ngân hàng trung ương để đổi lấy tiền số, sau đó phân phối cho người dùng.

Tiền số được phát hành để thay thế tiền mặt nên nó sẽ không có tác động lớn đến nguồn cung tiền, do đó ảnh hưởng của nó đối với chính sách tiền tệ có thể là trung lập. Nếu tiền số được chấp nhận rộng rãi, tiền gửi ngân hàng có thể giảm, nhưng tác động có thể kiểm soát, theo một bài báo năm 2018 của Viện nghiên cứu kỹ thuật số PBOC.

Trong một tương lai xa hơn, ngân hàng trung ương có thể sử dụng tiền số để thúc đẩy nền kinh tế. Hồ sơ bằng sáng chế công khai vào tháng 10/2018 mô tả các ngân hàng cho vay cần phải nhập thông tin chi tiết về người vay và lãi suất trước khi chuyển tiền, cho phép PBOC kiểm soát chủ động hơn việc cho vay và tài trợ trực tiếp khi thấy phù hợp. Hơn nữa, nếu Trung Quốc chuyển sang bộ công cụ chính sách tiền tệ mới, tiền số sẽ cho phép áp dụng lãi suất âm ngay cả đối với những người nắm giữ tiền số.

Quỳnh Trang (theo Bloomberg, Reuters)

No comments

Phan Mem Bao Mat Windows / Thoi Trang Nam / Bat Dong San Sai Gon / Dung Cu Cat