Breaking News

Bayer đồng hành cùng ngành nông nghiệp phát triển bền vững

Hà Nội Đại diện Bayer chia sẻ doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật số tăng tính cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam, tại sự kiện ngày 19/9.

Bayer cũng là nhà tài trợ chính cho Diễn đàn Nông nghiệp bền vững Việt Nam - EU với chủ đề "Nông nghiệp 4.0: Chìa khóa tiếp cận thị trường châu Âu". Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Tại sự kiện, ông Kohei Sakata - Giám đốc Chiến lược Kỹ thuật số khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhánh Khoa học Cây trồng của Tập đoàn Bayer trình bày về vai trò của nông nghiệp kỹ thuật số trong việc phát triển nông nghiệp bền vững.

Theo ông Kohei Sakata, hoạt động nông nghiệp ngày càng tăng nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Trước bối cảnh này, các nền nông nghiệp cần chú trọng tìm kiếm giải pháp phát triển bền vững, tức đạt hiệu quả cao nhất nhưng tiêu tốn ít tài nguyên nhất.

Ông Kohei Sakata - Giám đốc Chiến lược Kỹ thuật số khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhánh Khoa học Cây trồng của Tập đoàn Bayer trình bày về nông nghiệp bền vững và giải pháp cho nông hộ Việt Nam tại hội thảo.

Ông Kohei Sakata - Giám đốc Chiến lược Kỹ thuật số khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhánh Khoa học Cây trồng của Tập đoàn Bayer trình bày về nông nghiệp bền vững và giải pháp cho nông hộ Việt Nam tại hội thảo.

Ông Kohei Sakata dẫn số liệu, vào năm 2050, nhu cầu thực phẩm toàn cầu tăng 50%, trong khi do biến đổi khí hậu, sản lượng nông sản có thể giảm tới 30%. Để đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai, cần tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, việc khuyến khích nông dân sản xuất lâu dài, bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu; tiếp cận công nghệ sẽ góp phần cải thiện sinh kế cho 500 triệu nông hộ nhỏ trên toàn cầu. Đây vốn là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Tại châu Á, phần lớn nông dân là các nông hộ sản xuất nhỏ, diện tích đất canh tác từ 2-3ha, nhưng cung cấp đến 70% nguồn lương thực.

"Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp các giải pháp kỹ thuật số, tạo cơ hội để thúc đẩy canh tác bền vững, giúp các nông hộ nhỏ sản xuất nhiều hơn với nguồn tài nguyên ít hơn", ông Kohei Sakata nói. 

Song song đó, nông hộ có thể tăng năng suất nông nghiệp bền vững, cải thiện cuộc sống và tăng tính cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Các giải pháp canh tác kỹ thuật số

Trong các giải pháp kỹ thuật số của Bayer, thiết bị bay không người lái có thể giúp nông dân canh tác an toàn và tiết kiệm. Thiết bị phun các sản phẩm bảo vệ cây trồng, giúp nông dân ít tiếp xúc với hóa chất, phun đúng vị trí và liều lượng giúp tiết kiệm thuốc và hạn chế lạm dụng sản phẩm hóa học.

Ngoài ra, thiết bị bay không người lái cũng giúp nhà nông tiết kiệm nước. Đây cũng là giải pháp ứng phó với tình trạng thiếu lao động nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giúp nông dân sản xuất hiệu quả cao và giảm chi phí lao động.

Tại Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác của chương trình nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo giữa Bayer và Trung An, Bayer cung cấp hệ thống máy bay không người lái nông nghiệp tại địa phương và giải pháp bảo vệ cây trồng phù hợp. Từ đó giúp cải thiện năng lực canh tác và kiểm soát dư lượng sản phẩm bảo vệ cây trồng, hướng đến thị trường xuất khẩu. Bước đầu, dự án triển khai thí điểm cho nông dân thuộc hợp tác xã Trung An tại Hòn Đất, Kiên Giang từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2021 với diện tích 200ha trên tổng diện tích 800ha của hợp tác xã.

Thiết bị bay không người lái giúp nông dân canh tác nhỏ an toàn

Ông Kohei Sakata - Giám đốc Chiến lược Kỹ thuật số khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhánh Khoa học Cây trồng của Tập đoàn Bayer (ngoài cùng bên phải) giới thiệu cho quan khách sự kiện về thiết bị không người lái hỗ trợ nông hộ nhỏ canh tác an toàn, tiết kiệm.

Một giải pháp khác của Bayer là ứng dụng công nghệ sinh học giúp hạt giống ngô tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, điển hình như dịch sâu keo mùa thu trên cây ngô. Bệnh dịch này hiện là mối đe dọa trên toàn thế giới bao gồm cả Việt Nam, làm giảm đáng kể năng suất ngô. Tập đoàn cung cấp công nghệ sinh học giúp hạt giống ngô kháng tốt trước các cuộc tấn công của loài côn trùng này, cùng các giải pháp hóa học khác để bảo vệ cây trồng. 

Ngoài ra, tập đoàn đang triển khai một dự án hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam để đồng hành cùng sự phát triển nông nghiệp bền vững. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực canh tác của nông dân và ứng dụng công nghệ cao trong canh tác, hướng đến các loại cây trồng được ưu tiên xuất khẩu sang thị trường EU, tận dụng Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) cho cà phê, tiêu, gạo và trái cây.

Ông Kohei Sakata cho biết, Bayer đặt mục tiêu góp phần thiết lập các tiêu chuẩn cho nền nông nghiệp bền vững trên toàn cầu theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, cũng như hấp dẫn hơn trong mắt thế hệ trẻ.

"Nhờ các giải pháp công nghệ mới, chúng tôi tin rằng Bayer có thể góp phần tạo thay đổi đáng kể trong nông nghiệp, thúc đẩy chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững để đảm bảo an ninh lương thực trong khi dân số thế giới ngày càng tăng", đại diện tập đoàn nói chia sẻ.

Cơ sở hạ tầng phát triển và môi trường pháp lý hài hòa cũng là những yếu tố quan trọng để Bayer cùng các công ty khác giới thiệu giải pháp nông nghiệp kỹ thuật số đến nhà nông. Thông qua sự kiện, tập đoàn này cũng mong muốn tăng cường với khối công, tư để cùng nhau thực hiện các mục tiêu ưu tiên cho nông nghiệp bền vững.

Diễn đàn thu hút sự tham dự của 150 đại biểu, khách mời.

Diễn đàn thu hút sự tham dự của 150 đại biểu, khách mời.

Tác động của EVFTA

Cũng tại diễn đàn, 150 khách mời là đại biểu Chính phủ, doanh nghiệp, chuyên gia đã thảo luận về tương lai của ngành nông nghiệp tại Việt Nam. Các diễn giả, đại biểu tham luận với chuyên môn và vai trò khác nhau, từ nhà hoạch định chính sách đến nông dân, nhà xuất khẩu, nhà thu mua, doanh nghiệp châu Âu chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản Việt. Song song đó là khu trưng bày sản phẩm và giải pháp công nghệ trong nông nghiệp.

Thứ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lê Quốc Doanh cũng đã chia sẻ kế hoạch hành động cần thiết với nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh. Trong khi đó đại diện phái đoàn EU đã chia sẻ về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam, tác động của EVFTA đối với ngành nông nghiệp.

Sau EVFTA, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Âu, sau Singapore. Nhờ các hiệp định thương mại, Việt Nam và châu Âu đã tiến gần hơn với cam kết mạnh mẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu cho Việt Nam. Các hợp tác và gắn kết mang lại lợi thế cho Việt Nam theo hướng chủ động, giúp Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc đem đến các cơ hội kinh tế quan trọng, EU và Việt Nam cũng dự kiến sẽ thực hiện những biện pháp phát triển bền vững.

Thêm vào đó, EVFTA giúp thúc đẩy xuất khẩu nông sản, cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. EU hiện là thị trường lớn thứ hai cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các mặt hàng chủ chốt như cà phê, hạt điều và hạt tiêu. Đây cũng là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp cận đổi mới và công nghệ, tăng cường sự bền vững trong nông nghiệp thông qua nâng cao năng suất, chất lượng và đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững.

Minh Anh

No comments

Phan Mem Bao Mat Windows / Thoi Trang Nam / Bat Dong San Sai Gon / Dung Cu Cat